Ask Questions
Việc chăm sóc mai vàng sau Tết là một bước rất quan trọng nhầm giúp cây mai phục hồi sau khi ra hoa nhiều và ít được chăm sóc, để cây tích lũy chất dinh dưỡng và phát triển tốt, tạo nhiều nụ cho những hoa to, thật đẹp vào Tết năm sau. Tuy nhiên, công việc này cũng đòi hỏi người trồng mai, người chơi mai có phương pháp chăm sóc cây phù hợp.
Với chậu chưng trong nhà, cây mai cần đem ra ngoài sân nơi có ánh sáng nhẹ 3-5 ngày để tập nắng cho cây trước khi áp dụng biện pháp chăm sóc sau Tết và tránh nơi đón nắng chiều vì có thể làm cháy lá, chết cây.
Xem thêm Hoa mai vàng ngày tết và ý nghĩa hoa mai 5 cánh trong cuộc sống
Với mai chưng ngoài sân và trồng ngoài đất thì không cần phải di chuyển vì cây đã quen với ánh nắng.
Đến khoảng giữa tháng Giêng thì có thể tiến hành các biện pháp chăm sóc mai sau Tết:
1. Cắt tỉa cành lá & vệ sinh cây
- Tiến hành tỉa bỏ hết nụ chưa nở, hoa tàn và cắt tỉa những cành quá dài, dư thừa và cành nhiễm bệnh để tạo lại bộ khung mới cho cây.
- Sau đó có thể dùng vòi nước phun mạnh vào cây để rửa sạch rong rêu, nấm mốc bám trên thân cây.
- Nếu tỉa nhiều và có vết cắt lớn thì nên sử dụng keo liền da cây để giúp vết cắt mau lành và phun đều tán và gốc rễ hỗn hợp Manozeb 80WP (40 g/10 lít nước) +Lipman 80WG (30 g/10 lít nước) để ngừa nấm bệnh tấn công.
Xem thêm mai vàng trồng bao lâu ra hoa ?Những cách trồng mai vàng
2. Thay mới giá thể, đất trồng trong chậu
- Đối với mai trồng chậu cần thay mới đất trồng để cung cấp lại chất dinh dưỡng cho cây nhanh phục hồi. Ngoài các loại giá thể như xơ dừa, trấu, đất thịt thì cần bổ sung thêm phân hữu cơ và phối trộn theo tỷ lệ thích hợp.
- Đối với mai trồng ngoài đất có thể bổ sung phân hữu cơ và đất mới bằng cách bón trực tiếp xung quanh gốc.
Tìm hiểu thêm quy trình bón phân cho mai vàng , những phân bón cho mai vàng tốt nhất
3. Kích rễ
- Đây là bước quan trọng và được tiến hành ngay sau khi thay đất, bà con có thể kích rễ cho cây mai bằng bộ đôi Dekamon 22,43SL (3 ml/10 lít nước, phun đều tán và tưới gốc) + HAI-Silicate Calcium (30-50 g/gốc, rải đều xung quanh gốc) nhầm giúp cải thiện pH đất, và tăng sức sống của hệ rễ, giúp rễ ra nhanh, nhiều và bắt phân tốt hơn.
4. Bón phân và quản lý sâu bệnh hại
- Sau khoảng 15-20 ngày thay đất, cây đã phát triễn rễ mới thì có thể tiến hành bón phân hóa học và bổ sung thêm phân hữu cơ để cây nhanh phục hồi và ra chồi mới.
- Tuy nhiên, giai đoạn này cây thường bị sâu ăn lá, nhện đỏ và bọ trĩ gây hại ở đọt non nên cần theo dõi kỹ để kịp thời xử lý. Bà còn có thể phun hỗn hợp Takare 2EC (20-25 ml/10 lít nước) + Nouvo 3.6EC (10 ml/10 lít nước) để quản lý tốt các đối tượng trên. Trong điều kiện áp lực gây hại nặng, có thể phun thêm lần 2 sau 7-10 ngày.
Trên đây là những biện pháp cần thiết để chăm sóc và phục hồi mai vàng sau Tết, chúc bà con có những chậu mai vàng rực rỡ sang năm tiếp theo.
Like